Sản phụ khoa VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp

Em thường bị trễ kinh nguyệt tầm 1 đến 2 tháng em mới bị một lần, có khi lên đến 3 tháng, mà trước khi bị nó thường ra màu đen trước gần 1 tuần xong sau đó nó mới ra màu đỏ ạ. Trong thời gian không bị em hay ra chất màu trắng nữa ạ. Như vậy có sao không bác sĩ?

Minh Châu, 24 tuổi, Hà Tiên, Kiên Giang
BS.CKI Lê Thị Kim Ngân

Chào chị,
Mỗi người có chu kì kinh nguyệt khác nhau, có thể dao động từ 25 ngày đến 3 tháng. Số ngày hành kinh bình thường 5-7 ngày. Trường hợp chị 24 tuổi, bác sĩ không rõ chị đã sinh con chưa. Người phụ nữ có kinh thưa có thể bị hội chứng buồng trứng đa nang. Người phu nữ bình thường có kinh đều hàng tháng và có rụng trứng thường xuyên, nên đa số họ có con trong một năm khi chủ động mang thai (không tránh thai). Trường hợp kinh thưa dẫn tới trứng rụng không thường xuyên, không đều hàng tháng dẫn tới khó đậu thai hơn. Do đó, chị đang gặp tình trạng chu kỳ kinh nguyệt thưa, số ngày hành kinh thay đổi so với bình thường, tốt nhất chị đến bệnh viện thăm khám, siêu âm để chẩn đoán. Từ đó, các bác sĩ mới có kế hoạch điều trị phù hợp.
Trung tâm Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia giỏi, bác sĩ tay nghề cao sẽ đồng hành, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chị.

Em có thai mà không biết bị nhiễm Covid-19. Em đã uống thuốc kháng virus Molnupiravir, khi hết bệnh mới biết có thai 6,5 tuần. Em nhẩm tính thì mình đã uống thuốc kháng virus Molnupiravir vào tuần 4,5. Em muốn hỏi thai em có ảnh hưởng gì không bác sĩ?

Lê Hà, 37 tuổi, Bình Thuận
ThS.BSNT Lâm Hoàng Duy

Chào chị,
Thuốc Molnupiravir, theo khuyến cáo hiện không được sử dụng cho người dưới 18 tuổi và phụ nữ đang mang thai, cho con bú. Ngay cả nam giới đang có ý định có con thì phải dùng biện pháp tránh thai trong vòng 3 tháng từ liều cuối cùng. Nếu phụ nữ dự định mang thai, phải sử dụng biện pháp tránh thai an toàn cách liều cuối cùng 4 ngày, ngay cả khi đang dùng thuốc.
Như vậy trường hợp của chị đã sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir khi mang thai. Điều này có thể dẫn đến nhiều biến cố không tốt cho thai nhi. Do đó, chị nên đi khám thai sớm, để các bác sĩ theo dõi và đưa ra nhận định, lời khuyên phù hợp. Chị có thể đến khám sớm tại Trung tâm Sản phụ khoa của BVĐK Tâm Anh để bác sĩ có thể kiểm tra thai và tư vấn cho chị nhé.
Trung tâm Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ các chuyên gia giỏi, trang thiết bị hiện đại hỗ trợ khám, chẩn đoán chính xác các vấn đề thai kỳ, giúp đỡ hàng ngàn phụ nữ mang thai an toàn khỏe mạnh.

Bác sĩ cho em hỏi, hiện tại em đang uống thuốc ngừa thai hàng ngày loại 21 viên. Ngày 11/3 là em hết vỉ, ngày 15/3 em có kinh, ngày 18/3 là em uống thuốc lại vỉ mới sau khi ngưng 7 ngày. Em uống đến ngày 28/3 thì em bị Covid-19 nên em ngưng uống, khoảng 4 ngày sau thì em lại có kinh ...

Huyen Nguyen, 28 tuổi, Long An
ThS.BSNT Lâm Hoàng Duy

Chào chị,
Hai năm sau đại dịch Covid-19 toàn cầu do SARS-CoV-2 gây ra, ngày càng có nhiều mối quan tâm tìm hiểu các hội chứng hậu Covid-19. Các bằng chứng cho thấy nhiễm SARS-CoV- 2, hoặc căng thẳng tâm lý liên quan đến đại dịch có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định Covid-19 ảnh hưởng đến chu kỳ kinh, gây ra rối loạn kinh nguyệt.
Trường hợp của chị, bác sĩ nhận định do khi nhiễm Covid-19 chị ngưng thuốc ngừa thai rồi uống lại chưa đúng cách cho nên dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt có nhiều nguyên nhân: rối loạn nội tiết (thường ở tuổi dậy thì hoặc tuổi tiền mãn kinh), có thể do tổn thương thực thể cơ quan sinh dục nữ như nhân xơ, Polyp, tổn thương niêm mạc tử cung - âm đạo - cổ tử cung hoặc bệnh lý ác tính sinh dục nữ... Do đó, người bị rối loạn kinh nguyệt tiền căn Covid-19 nên đến bệnh viện có đủ chuyên khoa, phụ khoa, nội khoa để phối hợp kiểm tra xác định nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị.
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài không tốt cho sức khỏe phụ nữ, chị có thể cân nhắc đi khám, để bác sĩ xác định đúng nguyên nhân và kê thuốc điều trị phù hợp.
Chị có thể đến khám tại Phòng khám Phụ khoa của BVĐK Tâm Anh để bác sĩ khám, tư vấn, chỉ định siêu âm, xét nghiệm và kê toa chính xác, điều trị sớm.

Em bị viêm âm đạo do trực khuẩn gram đã chữa 5 tháng nhưng không hết, vẫn ra dịch đặc, màu xám, tình trạng ngứa, đau rát dữ dội thường xảy ra sau khi hết kinh. Cho em hỏi tại sao đặt thuốc, giữ vệ sinh sạch sẽ và tái khám như lời bác sĩ điều trị nhưng vẫn không hết hẳn ạ? Làm sao ...

Mai Thị Xuân Bửu, 31 tuổi, Bình Định
ThS.BSNT Lâm Hoàng Duy

Chào chị,
Viêm âm đạo rất dễ tái phát sau điều trị, hoặc một phần hiếm gặp là do kháng thuốc nữa, chứ không hẳn do chị vệ sinh sai. Bác sĩ khuyên chị nên quay lại BVĐK Tâm Anh để khám, kiểm tra nguyên nhân và tư vấn chị các cách điều trị, tránh việc tự mua thuốc đặt sẽ dễ tái phát. Khi tiếp nhận người bệnh đến khám bác sĩ sẽ khám phụ khoa, xem xét bên trong âm đạo, xem vùng kín của chị có bị viêm và tiết dịch bất thường không.
Chị lưu ý là tránh sử dụng băng vệ sinh, quan hệ tình dục hoặc thụt rửa trước buổi khám để bác sĩ đánh giá dịch âm đạo một cách chính xác nhất. Ngoài ra, trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ có thể thu thập một mẫu dịch tiết âm đạo hoặc cổ tử cung để làm xét nghiệm. Kết quả sẽ giúp xác định loại viêm âm đạo mà chị mắc phải. Đồng thời có thể kiểm tra độ pH âm đạo bằng cách sử dụng que thử độ pH hoặc giấy đo độ pH ở khu vực thành âm đạo. Nếu độ pH tăng cao cho thấy chị có khả năng bị nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng roi trichomonas. Tuy nhiên, cần thêm các xét nghiệm khác trước khi bác sĩ đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

Bệnh viêm âm đạo cần được điều trị sớm, nếu không chữa trị dứt điểm, tình trạng nhiễm trùng âm đạo có thể lây lan sang các cơ quan vùng chậu khác, gây nên tình trạng viêm vùng chậu. Ngoài ra, viêm âm đạo ảnh hưởng quan hệ vợ chồng và mang thai. Viêm vùng kín kéo dài, khí hư ra nhiều sẽ làm tắc nghẽn ống dẫn trứng, cản trở trứng gặp tinh trùng. Thêm vào đó, môi trường âm đạo bị “phá hủy” sẽ trở nên mất cân bằng. Dù tinh trùng có bơi vào được cũng không thể sống ở đây. Do vậy, khả năng mang thai sẽ bị suy giảm nghiêm trọng ở những phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa. Phụ nữ viêm âm đạo có nguy cơ sinh con thiếu tháng.

Bác sĩ cho em hỏi em bị són tiểu khi cười hoặc ho, giờ em phải làm thế nào ạ? Mong được bác sĩ tư vấn giúp ạ, em cảm ơn.

Nguyễn Thị Phương Thúy, 38 tuổi, Vũng Tàu
BS.CKI Lê Thị Kim Ngân

Chào bạn Phương

Són tiểu khi cười hoặc ho là tình trạng rối loạn đi tiểu không kiểm soát khi gắng sức, có thể do nhiều nguyên nhân. Để chẩn đoán và đánh giá mức độ tiểu không kiểm soát, bác sĩ cần phải thăm khám, làm thêm một số khảo sát khác bằng các thiết bị chuyên dụng như: đo niệu động đồ, đo nước tiểu tồn lưu .. mới có thể có hướng điều trị tốt nhất. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị như vật lý trị liệu như tập cơ sàn chậu hoặc phẫu thuật.
Hiện nay, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM có chuyên khoa sâu về lĩnh vực này, bạn nên đến bệnh viện địa chỉ 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM để chúng tôi để được thăm khám và điều trị.
Ngoài ra, bệnh viện có nhiều gói khám sàn chậu và tập cơ sàn chậu. Bạn có thể đặt hẹn với chuyên gia Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được tư vấn chi tiết.

Em 29 tuổi 2 năm trước mang thai được 8 tuần nhưng bị lưu phải hút bỏ. Hiện em đang chuẩn bị mang thai nữa nhưng em được chẩn đoán dính buồng tử cung 1 phần. Nếu em mang thai thì có nguy hiểm gì cho em và em bé không ạ, em cần làm xét nghiệm hay sàng lọc gì rồi mới mang thai ...

Đinh Thị Kiều Trang, 29 tuổi, Bình Dương
BS.CKI Mẫu Thị Mai Ngân

Chào bạn,

Bạn đã được chẩn đoán dính buồng tử cung một phần và đang có dự định mang thai thì trước hết bạn nên đi khám tại cơ sở sản khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và có hướng xử trí tốt.

Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ tổng đài Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP HCM) để được hỗ trợ. Trân trọng!

Em 35 tuổi đang mang thai bé đầu ạ (em kết hôn muộn ạ, thai tự nhiên). Em có từng nạo thai một lần vào 7 năm trước, nghe nói ai từng nạo hút thai thì có nguy cơ bị nhau cài răng lược. Bác sĩ cho em hỏi trường hợp của em có nguy cơ cao không, xác suất tầm bao nhiêu % là ...

Trần Thị Thanh Thảo, 35 tuổi, Bình Phước
BS.CKI Mẫu Thị Mai Ngân

Chào bạn,

Bạn 35 tuổi, đang mang thai và từng có một lần nạo hút. Do đó, bạn nên thăm khám thai định kỳ, đặc biệt 3 lần trong thai kỳ vào các giai đoạn 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối để được thực hiện các kiểm tra, siêu âm và xét nghiệm cần thiết.


Em từng đọc rất nhiều bài báo về các trường hợp băng huyết sau sinh, có ca trong suốt quá trình thăm khám thai không có bất kì vấn đề gì nhưng khi lên bàn sanh lại xảy ra nên em thấy rất lo lắng. Em xin hỏi nguyên nhân là gì và có cách nào phòng ngừa không ạ?

Phạm Thúy Hường, 30 tuổi, An Giang
BS.CKI Mẫu Thị Mai Ngân

Chào bạn,

Nguyên tắc chung để phòng tránh băng huyết sau sinh cũng như các biến chứng thai kỳ khác là cần được theo dõi thai kỳ tốt, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và có hướng xử trí kịp thời. Vì vậy, bạn cần chọn cơ sở y tế uy tín, có trang thiết bị hiện đại, quy trình chăm sóc thai sản an toàn để theo dõi thai kỳ khỏe mạnh, sinh con an toàn.

Hiện cháu mang thai 34 tuần 5 ngày. Trước đây cháu bị lưu thai một lần nên rất lo lắng. Bác sĩ cho cháu hỏi em bé sinh bao nhiêu tuần thì được cho là đủ tháng? Bởi ai nhìn bụng cháu cũng nói là bụng sa lắm, sẽ sinh sớm. Cảm ơn bác sĩ.

Trần Bảo Châu, 28 tuổi, Bến Tre
BS.CKI Mẫu Thị Mai Ngân

Chào bạn
Hiện bạn đang mang thai 34 tuần 5 ngày với một thai kỳ khỏe mạnh và phát triển bình thường, do đó bạn không nên lo lắng nhiều. Những điều bạn cần làm là khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ, theo dõi cử động thai, ăn uống, ngủ nghỉ đầy đủ... Bạn có thể nói ra những lo lắng của mình với chồng và bác sĩ khám thai để được chia sẻ, giải tỏa tâm lý.

Thời gian sinh lý tưởng nhất vẫn là khi thai được 39 đến 41 tuần vì trẻ ít có biến chứng nhất. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.


Em 29 tuổi đang mang thai bé đầu được 30 tuần. Em đi khám thai đo huyết áp 114/90, bác sĩ nói có nguy cơ tăng huyết áp cần thai kỳ dặn em về đo huyết áp theo dõi ngày 2 lần. Em không biết nguyên nhân tại sao lại bị như vậy vì trước khi bầu em không có bệnh lý huyết áp nào ...

Nguyễn Thu Hương, 29 tuổi, Khánh Hòa
BS.CKI Mẫu Thị Mai Ngân

Chào bạn

Bạn có thai lần đầu và thai được 30 tuần, tức là bạn đã theo dõi thai trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa theo quy trình khám thai. Hiện tại thì huyết áp 114/90 mmHg, bạn cần theo dõi huyết áp ngày 2 lần, ngoài ra bạn phải chú ý thêm chế độ ăn uống: uống từ 1,5-2 lít nước trong ngày, không ăn mặn, hạn chế ngọt, giảm tinh bột, ngủ đủ 8 tiếng, nghỉ ngơi, thư giãn, đi bộ,...

Tăng cân nhiều trong thai kỳ cũng là một trong những nguy cơ của tăng huyết áp. Vì vậy, bạn cần theo dõi thai kỳ và tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.



ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn