Thứ năm, 18/4/2024
Thứ tư, 12/12/2018, 15:40 (GMT+7)

Bà Thái Hương: TH true MILK và định vị thương hiệu từ chữ 'thật'

Nhờ áp dụng các công nghệ hiện đại nhất thế giới, sữa TH đảm bảo được chữ “tươi”, “sạch” như định vị của TH true MILK trên thị trường.

"Làm sữa bột pha lại thì có lãi ngay nhưng tôi không làm mà chọn con đường đầu tư dài hạn là chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa tươi sạch cho người tiêu dùng. Tới giờ, tôi tự hào thấy người tiêu dùng có lãi là được sử dụng sản phẩm sữa tươi tốt nhất từ đồng đất quê mình".

Đó là tâm sự của bà Thái Hương - Nhà sáng lập tập đoàn TH. Là một doanh nhân, bà khẳng định đủ bản lĩnh để xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp theo từng thời điểm, từng giai đoạn đầu tư. "Những ai theo dõi sự phát triển của TH true MILK sẽ hiểu cách chúng tôi định vị thương hiệu từ chữ 'thật' để làm nên giá trị thương hiệu sản phẩm sữa tươi được yêu mến tại Việt Nam", bà Thái Hương chia sẻ.

Bà Thái Hương- Nhà sáng lập tập đoàn TH kiên định với con đường sữa tươi sạch.

Bà Thái Hương - Nhà sáng lập tập đoàn TH kiên định với con đường sữa tươi sạch.

Chọn con đường gian khổ nhất là đầu tư vào nông nghiệp - trồng cỏ, nuôi bò, chế biến sữa, triết lý kinh doanh nhất quán của bà Thái Hương là không bằng mọi cách tối ưu hóa lợi nhuận, mà hợp lý hóa lợi ích, luôn hướng tới cộng đồng, vì lợi ích của người tiêu dùng.

TH là một trong những doanh nghiệp tiên phong minh bạch hóa thị trường sữa nước, đề xuất cơ quan chức năng quy định phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu trên mỗi sản phẩm sữa tươi, để bảo vệ quyền lợi khách hàng và doanh nghiệp sữa chân chính. "Hữu xạ tự nhiên hương", TH true MILK cho biết đang chiếm 40% phân khúc sữa tươi. Từ con đường gian khổ đó, bà và tập đoàn TH đã đạt những thành tựu lớn, làm nên 4 cuộc cách mạng dẫn dắt thị trường.

Cuộc cách mạng sữa tươi sạch

Ngược lại thời điểm trước năm 2008, sữa Việt còn chưa có tên trên bản đồ thế giới. Từ xuất phát điểm đó, TH đã tạo ra cuộc cách mạng đầu tiên - đó là cuộc cách mạng sữa tươi sạch, mở ra con đường mới cho ngành sữa Việt Nam. Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, bà Thái Hương và tập đoàn TH đã khởi dựng dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa trị giá 1,2 tỷ USD. Chỉ sau 5 năm - năm 2015, tập đoàn đã ghi dấu ấn với trang trại chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao lớn nhất châu Á.

Từ năm 2010 đến nay, giải thưởng quốc tế liên tục gọi tên sản phẩm sữa tươi của TH như World Food Moscow (4 năm liên tiếp từ 2015 đến nay), ASEAN Best Food Product 2015, Gulfood Dubai 2016, Stevie Awards 2018...

Trẻ em tại bản Thung Khạng, bản xa xôi nhất của huyện Quỳ Châu (Nghệ An) uống sữa TH School Milk theo Chương trình Sữa học đường. TH School Milk là sản phẩm đầu tiên được Bộ Y tế xác nhận hiệu quả trong nghiên cứu cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em.

Trẻ em tại bản Thung Khạng, bản xa xôi nhất của huyện Quỳ Châu (Nghệ An) uống sữa TH School Milk theo Chương trình Sữa học đường. TH School Milk được Bộ Y tế xác nhận hiệu quả trong nghiên cứu cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em.

Để có ly sữa tốt, TH đã áp dụng các công nghệ hiện đại nhất thế giới, trong đó có điểm nhấn là đeo chip cho từng con bò sữa. Thiết bị thông minh công nghệ cao này có thể giúp phát hiện bệnh viêm vú trước tới 4 ngày, những cô bò có thể bị viêm vú sẽ được tách khỏi đàn để không lấy sữa nữa. Ngoài ra, công nghệ này cũng giúp phát hiện động dục, phát hiện lượng tồn dư kháng sinh của từng con bò. Nhờ vậy, sữa TH đảm bảo được chữ "tươi", "sạch" như định vị của TH true MILK trên thị trường.

Giờ đây, con đường tiên phong ứng dụng công nghệ cao sẽ tiếp tục được áp dụng đối với tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp khác của TH như rau củ quả sạch, gạo, nước uống tinh khiết, thảo dược... Tất cả sẽ cùng tạo ra một thương hiệu Việt trên trường quốc tế.

Nếu cuộc cách mạng thứ nhất khởi nguồn từ chiếc "chìa khóa vàng" công nghệ cao của người sáng lập, thì 3 cuộc cách mạng tiếp theo đi ra từ từ lời khẳng định "triết lý nhân văn là ánh sáng dẫn đường, soi sáng cho thương hiệu" của bà Thái Hương.

Cuộc cách mạng minh bạch thị trường sữa

Đầu năm 2015, giá sữa bột trên thị trường thế giới giảm đến 50% so với đầu năm 2014, nếu mua về, quy ra sữa nước chỉ 6.200 - 6.300 đồng một lít, trong khi đó nếu mua sữa tươi nguyên liệu của các hộ chăn nuôi bò là 13.000-13.500 đồng một lít.

Nhiều nông dân ở Phù Đổng - Gia Lâm, Củ Chi - TP HCM đã phải đổ bỏ sữa, nhiều hộ thậm chí phá sản. Nhà sáng lập TH, bà Thái Hương đã khẳng định: "Nguồn gốc sâu xa của chuyện nông dân đổ sữa là tính hai mặt của một vấn đề: sự hấp dẫn của lợi nhuận và sự thiếu minh bạch của thị trường".

Con chip đeo ở chân bò- thiết bị thông minh có thể phát hiện bệnh viêm vú ở bò trước 4 ngày.

Con chip đeo ở chân bò - thiết bị thông minh có thể phát hiện bệnh viêm vú ở bò trước 4 ngày.

Khi ấy, quy chuẩn sữa dạng lỏng không ràng buộc doanh nghiệp phải ghi rõ ràng nguyên liệu "sữa bột pha lại" hay "sữa tươi" trên từng vỏ hộp sữa dạng lỏng. Và người dân Việt Nam cũng chưa nhìn thấy sự khác nhau rõ giữa "sữa tiệt trùng" và "sữa tươi". Nhiều người thậm chí vẫn tưởng "sữa hộp nào chẳng là sữa tươi".

Cũng theo bà Hương, tình trạng nông dân đổ sữa và người tiêu dùng chưa hiểu rõ về nguyên liệu sữa là hệ quả của một yếu tố lịch sử: sự thiếu rõ ràng, thiếu minh bạch về khái niệm trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với sản phẩm sữa dạng lỏng (QCVN 5-1:2010/BYT). Trong đó, thay vì phản ánh xuất xứ nguyên liệu đầu vào là sữa tươi hay sữa bột, thì quy chuẩn lại dùng khái niệm Sữa tiệt trùng, vốn chỉ phản ánh được phương pháp xử lý nhiệt trong công nghệ chế biến. "Một thời gian dài, con cái chúng ta uống một hộp sữa tiệt trùng thì tưởng đó là sữa tươi, trong khi đó chỉ là sữa bột pha lại", bà Thái Hương nói.

Từ năm 2011 đến nay, suốt 7 năm, bà Thái Hương đã tham dự tới 82 cuộc hội thảo, hội nghị khác nhau, gửi công văn lên Quốc hội, để đấu tranh cho sự minh bạch của thị trường sữa Việt Nam.

Về phần mình, TH là một trong những doanh nghiệp đi ghi rõ xuất xứ nguồn nguyên liệu đầu vào trên bao bì sản phẩm - yếu tố quan trọng nhất cấu thành nên chất lượng sữa. Dưới định hướng xuyên suốt của bà Thái Hương, TH đưa ra những kiến nghị nhằm minh bạch hóa thị trường sữa Việt Nam, đề xuất quy định doanh nghiệp phải ghi rõ xuất xứ nguyên liệu đầu vào trên bao bì sản phẩm và cơ quan chức năng cần tiến hành rà soát, kiểm tra, và phân loại các sản phẩm sữa đang lưu hành trên thị trường và xử lý nghiêm ngặt khi có vi phạm.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của cá nhân bà Thái Hương và của Tập đoàn, Bộ Y tế đã ban hành văn bản phân biệt rõ sữa tươi với các loại sữa pha lại, sữa hoàn nguyên và sữa hỗn hợp ở Việt Nam. 

Cuộc cách mạng hữu cơ tiêu chuẩn quốc tế

"Chúng tôi sẽ đưa nông nghiệp Việt Nam ra thế giới với những chuẩn mực khắt khe nhất đến hoàn toàn từ thiên nhiên. Để một thương hiệu sống mãi cùng thời gian, khi đã định vị phải kiên trì và theo đuổi trong bất kỳ hoàn cảnh nào và tính nhân văn là ánh sáng dẫn đường, tỏa sáng cho thương hiệu", người đàn bà sữa của Việt Nam đã phát biểu như vậy tại Hội nghị thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu 2017 ở Nhật Bản.

Và ngay từ khi đặt nền móng cho ngành công nghiệp sữa tươi sạch ở Việt Nam, tầm nhìn của người dẫn đầu đã định hướng chất lượng mọi sản phẩm của TH ở tầm quốc tế, để luôn sẵn sàng đi ra thế giới. Ngày 17/12/2015 cũng trở thành một trong những dấu mốc đáng nhớ của tập đoàn khi TH khởi xướng triển khai sản xuất sữa tươi organic theo tiêu chuẩn châu Âu EC834-2007, EC889-2008; tiêu chuẩn Mỹ USDA-NOP tại Việt Nam. Cùng ngày, tập đoàn TH đã nhận các chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm rau củ quả thương hiệu FVF và nguyên liệu dược liệu của TH Herbals.

Hiện nay, tập đoàn tiếp tục đi vào nhóm cây ăn quả, dược liệu, phát triển kinh tế dưới tán rừng, xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến nước hoa quả, nước uống dược liệu sạch phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Cuộc cách mạng về tiêu chuẩn ly sữa học đường

Cuộc cách mạng thứ 4 gắn với sáng kiến khởi xướng của bà Thái Hương về sữa học đường. Từ năm 2013, TH đã kết hợp với Viện dinh dưỡng Quốc gia, mời chuyên gia Pháp thực hiện nghiên cứu lâm sàng sữa học đường là sữa tươi bổ sung vi chất dinh dưỡng. Những năm tiếp theo, TH đã triển khai mô hình điểm tại Nghệ An.

Chương trình sữa học đường hiện tại được thực hiện ở nhiều địa phương trên cả nước. Thực tế thì cho đến thời điểm này, cuộc cách mạng sữa học đường vẫn chưa kết thúc, bởi TH vẫn đang hàng ngày đấu tranh để tạo ra quy chuẩn cho ly sữa học đường của trẻ em Việt Nam - đó phải là ly sữa tươi sạch.

"Tôi muốn ly sữa tốt nhất cho trẻ em Việt Nam. Chỉ có một tiêu chuẩn sữa sử dụng cho con trẻ trong chương trình sữa học đường thôi - và đó là sữa tươi", bà Thái Hương luôn khẳng định như vậy.

"Ly sữa tốt nhất được tạo nên bởi các yếu tố về giống bò sữa, quy trình chăm sóc, quy trình thú y, quy trình vắt sữa, quy trình phát hiện và cảnh báo tồn dư lượng thuốc thực vật bị nghiêm cấm, để trẻ em sẽ không có nguy cơ dậy thì sớm", bà Thái Hương khẳng định.

Trong sự kiện tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết trung ương 7 khóa X về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn ngày 27/11 mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khen ngợi tập đoàn TH dù gần 10 năm hoạt động nhưng đã đóng góp lớn cho xã hội, không chỉ trên con đường sữa, mà còn trên con đường chăm lo sức khỏe cho cộng đồng.

Những nhận xét của Thủ tướng cũng chính là khát vọng của TH kể từ khi ra đời. Bởi nhà sáng lập luôn mong muốn tạo ra giá trị lớn nhất là vì sức khỏe cộng đồng, hoàn toàn từ thiên nhiên và tư duy vượt trội, hài hòa lợi ích.

Hương Sa

Chia sẻ bài viết qua email